1615953579.png

FrontEnd Là Gì? BackEnd Là Gì?

Người đăng: Nguyễn Hoàng Anh Ngày đăng: 17-03-2021 375 lượt xem

Nhằm giúp bạn có được cách nhìn tổng quát về Backend, lập trình viên Backend cũng như Frontend, Hosting Việt sẽ cùng bạn đi tìm lời giải Backend là gì thông qua bài viết sau.

Backend là gì? Câu hỏi này luôn là đề tài được các bạn lập trình viên quan tâm và tìm hiểu. Nhằm giúp bạn có được cách nhìn tổng quát về Backend, lập trình viên Backend cũng như Frontend, Hosting Việt sẽ cùng bạn đi tìm lời giải thông qua bài viết sau.

Backend là gì?

Thông thường, Backend gồm ba phần là máy chủ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Ví dụ, khi bạn mua một sản phẩm, bạn truy cập vào website. Đầu tiên là bạn tương tác với Frontend. Kế đến, khi bạn nhập thông tin, website sẽ lưu chúng vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ. Sau đó, khi đăng nhập lại lần kế tiếp thì toàn bộ thông tin này sẽ hiển thị trên tài khoản của bạn. Công nghệ này chính là Backend.

Công nghệ Backend gồm các ngôn ngữ lập trình PHP, Python, Ruby… Bên cạnh đó, chúng còn được các framworrk là Cake PHP, Ruby on Rails, Code Igniter cải tiến để dễ sử dụng hơn. 

Backend developer là gì?

Backend developer là người phát triển website backend. Tức là các lập trình viên tập trung vào việc phát triển các hoạt động của một website, mà không cần quan tâm đến tạo code giao diện hiển thị cho người dùng. Trong sự phát triển của thế giới web, các lập trình viên Backend đều quan tâm đến xây dựng tính logic của ứng dụng. 

Thông thường, lập trình viên Frontend thực hiện xây dựng giao diện người dùng, còn lập trình viên Backend sẽ viết code cho tất cả các hoạt động.

Để dễ hình dung vai trò của lập trình viên Backend và Front end là gì, Hosting Việt sẽ lấy ví dụ minh họa như sau:

Ví dụ: Lập trình viên Frontend tạo nút bấm trong màn hình ứng dụng để lấy dữ liệu của người dùng. Còn lập trình viên Backend sẽ tiến hành viết code để nút này hoạt động, thông qua việc lấy những thông tin cần thiết từ cơ sở dữ liệu của khách hàng, sau đó đưa nó lại giao diện người dùng và hiển thị.

Bên cạnh đó, lập trình viên Backend cũng tham gia vào xây dựng kiến ​​trúc của hệ thống, xác định cách tổ chức của hệ thống, nhằm giúp chúng duy trì và vận hành đúng logic. Ngoài ra, lập trình viên Backend còn có thể tham gia thiết kế Framework để hệ thống dễ lập trình hơn.

Hầu hết, các lập trình viên Backend dành hầu hết thời gian hơn lập trình viên Frontend để thực hiện các thuật toán và giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy, mặc dù, Frontend phát triển phổ biến hơn nhưng phần lớn các code hữu ích nhất đều thuộc về Backend.

Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc lập trình viên Frontend không giải quyết những vấn đề khó. Bởi công việc của họ liên quan đến tạo giao diện người dùng, thực hiện gắn kết chúng nhiều hơn là triển khai logic.

Các công nghệ và kỹ năng trong lập trình Backend là gì?

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng mà lập trình viên Backend cần biết đó là SQL và cơ sở dữ liệu. Vì phần lớn hệ thống Backend đều được kết nối với các cơ sở dữ liệu đã lưu trữ của ứng dụng. Hơn nữa, công việc chính của các lập trình viên Backend là viết, đọc, xử lý dữ liệu từ nguồn dữ liệu và cơ sở dữ liệu nên kỹ năng SQL rất quan trọng.

Tiếp đến, lập trình viên Backend cần phải biết và làm việc tốt với các ngôn ngữ thiết kế của máy chủ. Điển hình như PHP, ASP.NET MVC, Ruby on Rails…

Cuối cùng, lập trình viên Backend cũng nên có kiến thức về cách sử dụng các loại Framework, thư viện, hay tích hợp chúng vào cùng một ứng dụng. Thậm chí, ngay cả cấu trúc code logic để hệ thống vận hành trơn tru, dễ bảo trì cũng là kỹ năng cần có của một lập trình giỏi.

Frontend là gì?

Các công nghệ và kỹ năng cần có của lập trình Frontend 

Bên cạnh đó, lập trình viên cũng phải làm quen các Framework như AngularJS, Backbone, Bootstrap, EmberJS và Foundation, nhằm đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên tất cả các thiết bị. Ngoài ra, jQuery, LESS, đóng gói code cũng là kiến thức cần có của lập trình viên để tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất làm việc.

Tận dụng các công cụ trên, lập trình viên Frontend có thể làm việc chặt chẽ với bộ phận thiết kế để đưa những mockup, wireframe từ giai đoạn phát triển đến sản phẩm cuối cùng.

Bài viết liên quan

Bình luận bài viết